Các mặt hàng vận tải bằng đường hàng không có xuất xứ theo EVFTA

Các mặt hàng vận tải bằng đường hàng không có xuất xứ theo EVFTA

Các mặt hàng vận tải bằng đường hàng không nội địa hay quốc tế đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt. Cụ thể chuyển sang EU thì phải tuân thủ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (EVFTA).

Các mặt hàng không thuộc danh mục các mặt hàng vận tải bằng đường hàng không theo quy định thì sẽ bị giữ lại hoặc trả

về. Vì vậy, để thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên vận chuyển, cần nắm rõ danh mục đó theo quy định của EVFTA.

Ngoài ra, các mặt hàng này không còn tùy thuộc vào quy định của từng hãng hàng không. Bài viết này sẽ trình bày về các mặt hàng vận tải bằng đường hàng không theo Nghị định thư 1 – Quy tắc xuất xứ, EVFTA.

1. Mặt hàng có xuất xứ thuần túy

Các mặt hàng này bao gồm các hàng hóa được hình thành một cách tự nhiên trong lãnh thổ Việt Nam hoặc EU. Ví dụ:

  • khoáng sản,
  • động vật thực vật được hình thành tự nhiên
  • sản phẩm của các loại động thực vật này…

Điều 4 Nghị định thư 1 của EVFTA quy định cụ thể về các trường hợp được coi là mặt hàng có xuất xứ thuần túy:

khoáng sản khai thác trên lãnh thổ Việt Nam/EU,

  • cây trái rau quả mọc/được trồng và hái lượm/thu hoạch trên lãnh thổ Việt Nam/EU,
  • động vật sinh ra và lớn lên tại Việt Nam/EU,
  • sản phẩm được đánh bắt, vớt bởi tàu mang quốc tịch Việt Nam/EU tại các vùng biển bên ngoài…

Để có thể vận chuyển các mặt hàng có xuất xứ thuần túy dễ dàng, chúng ta có thể liên hệ các đơn vị vận chuyển tại Việt Nam:

Các mặt hàng vận tải bằng đường hàng không có xuất xứ theo EVFTA
Các mặt hàng vận tải bằng đường hàng không có xuất xứ theo EVFTA

Xem thêm:

Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Singapore

2. Mặt hàng trải qua giai đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ

Trường hợp này bao gồm các hàng hóa được hình thành từ nguyên liệu có xuất xứ một phần hoặc toàn bộ và được gia công hoặc chế biến tại Việt Nam/EU. Mặt hàng vận tải bằng đường hàng không này thỏa mãn các tiêu chí cụ thể quy định trong Phụ lục II. Có 3 loại tiêu chí xuất xứ cơ bản trong EVFTA cho trường hợp này.

Tiêu chí Chuyển đổi mã số hàng hóa (HS):

Đây là tiêu chí yêu cầu mã HS của thành phẩm phải khác mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ ở cấp

  • 2 số (chuyển đổi Chương),
  • 4 số (chuyển đổi Nhóm), hoặc
  • 6 số (Chuyển đổi Phân nhóm).

Trong EVFTA chỉ có 01 trường hợp chuyển đổi Chương: HS 7306 – Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng khác, bằng sắt hoặc thép. Còn lại là Chuyển đổi Nhóm hoặc Phân nhóm.

Chú ý EVFTA không yêu cầu Nhóm/Phân nhóm của sản phẩm phải khác Nhóm/Phân nhóm của nguyên liệu không có xuất xứ. Nghĩa là Nhóm/Phân nhóm của sản phẩm có thể là Nhóm/Phân nhóm của nguyên liệu không có xuất xứ.

Chuyển đổi mã số hàng hóa (HS)
Chuyển đổi mã số hàng hóa (HS)

Tiêu chí Tỷ lệ tối đa không xuất xứ (VL)

Tiêu chí này giới hạn tỷ lệ tối đa nguyên vật liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất, gia công. Mặt khác, hàm lượng nguyên liệu có xuất xứ phải đáp ứng một tỷ lệ tối thiểu nhất định.
EVFTA cho phép cộng gộp nguyên liệu từ EU và Việt Nam cho hàng sản xuất tại Việt Nam. Lúc này, hàng được tự động coi là “có xuất xứ” EVFTA và ngược lại. Ngoài ra, khác với nhiều FTA khác, cách tính VL trong EVFTA sử dụng giá xuất xưởng của sản phẩm.

Tiêu chí Quy trình sản xuất cụ thể

Nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình gia công/chế biến cụ thể tại nước xuất xứ. Hoặc hàng phải được gia công, chế biến từ nguyên vật liệu có xuất xứ thuần túy nhất định.
Quy tắc xuất xứ của từng loại mặt hàng theo EVFTA có thể là một trong các tiêu chí trên. Và được quy định cụ thể cho từng Nhóm hàng hóa tại Phụ lục II.

Xem thêm: Một vài lưu ý khi vận chuyển đường hàng không