Khi vận tải hàng không từ Sài Gòn tới sân bay Helsinki-Vantaa, cần lưu ý những quy định nhập khẩu để hạn chế rủi ro.
Hiện nay có nhiều đơn vị vận chuyển cung cấp dịch vụ door to door. Các hãng có sự phối hợp chặt chẽ với các đại lý lớn tại Phần Lan. Mục đích nhằm vận chuyển hàng hóa đến tận kho người nhận. Bảo quản hàng hóa tốt nhất trong từng chặng vận chuyển.
Phát triển cho đến nay, gói dịch vụ vận chuyển từ Sài Gòn tới Phần Lan ngày càng đa dạng. Ngoài ra, các hãng còn kết hợp linh hoạt các phương thức vận chuyển đường hàng không và đường bộ. Nhằm giảm chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo hàng hóa đến đúng thời gian yêu cầu.
Sân bay các trung tâm Vantaa và Tikkurila 5 km và cách trung tâm Helsinki 15 km. Ban đầu được xây cho Thế vận hội mùa Hè 1952 tổ chức ở Helsinki, năm 2006, sân bay phục vụ 16 triệu khách, năm 2010, sân bay này phục vụ 12.884.500 lượt khách với 88.480 lượt chuyến bay, là sân bay lớn thứ tư ở Các nước Bắc Âu.
Thời gian vận tải hàng không từ Sài Gòn tới sân bay Helsinki-Vantaa
Đất nước Phần Lan cách khá xa Việt Nam, ít nhất là 20 giờ bay thẳng. Tuy nhiên cũng không cần quá lo lắng nếu như đang cần chuyển hàng gấp.
Đối với dịch vụ chuyển phát nhanh, thời gian vận chuyển chỉ từ 3 – 4 ngày cho hàng hóa cồng kềnh, và chỉ 2 – 3 ngày đối với hàng nhỏ nhẹ như chứng từ, giấy tờ. Đối với dịch vụ thường, thời gian có thể kéo dài đến 2 tuần. Tuy nhiên, chi phí lại thấp hơn chuyển phát nhanh rất nhiều.
Ngoài ra, chi phí vận chuyển hàng không được tính bằng cách
ĐƠN GIÁ x KHỐI LƯỢNG (nhưng khối lượng theo thực tế hoặc khối lượng theo thể tích thì cần so sánh khối lượng nào lớn hơn thì sử dụng khối lượng đó tính chi phí):
+ Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight)
+ Khối lượng thể tích (Chargable / Volumetric / Dimensional Weight) là quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định. Cách thức tính:
Khối lượng thể tích (kgs) = (dài x rộng x cao)/6000
Quy trình vận tải hàng không từ Sài Gòn tới Phần Lan
Bước 1: Đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương
Hai bên thương thảo để đi đến thống nhất nội dung hợp đồng ngoại thương với việc xuất khẩu hàng hóa.
Nội dung chi tiết được 2 bên đàm phán và thống nhất cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có)
TH1: Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với hàng là hàng thưởng được sự cho phép của cơ quan ban ngành.
TH2: Bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ.
Bước 3: Xác nhận thanh toán
Nghiệp vụ xác nhận thanh toán là một trong nghiệp vụ rất quan trọng khi tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương theo những điều khoản trong hợp đồng. Do đó, người bán sẽ yêu cầu bên mua đặt cọc tiền hàng trước khi giao hàng ra sân bay, thông thường các công ty xuất khẩu Việt Nam yêu cầu đặt cọc 30% giá trị lô hàng xuất.
Bước 4: Chuẩn bị gửi hàng hoá xuất khẩu
Sau khi nhận được tiền thanh toán đặt cọc từ người mua. doanh nghiệp lên kế hoạch kiểm tra đóng gói hàng hóa. Lên lịch đóng hàng và vận chuyển hàng ra sân bay.
Bước 5: Booking tải hàng không với nhà vận chuyển (freight forwarder)
Về cơ bản thực hiện việc thuê vận chuyển chặng chính sẽ phải thực hiện những bước sau:
Liên hệ với đại lý vận chuyển để lấy thông tin về lịch trình và giá cước.
Lựa chọn hãng vận chuyển. chuyến bay và đăng ký chuyển hàng, thuê dịch vụ cần thiết như vận chuyển hàng về sân bay, thông quan tở khai hải quan, giao hàng tại kho vận.
Tổ chức giao hàng cho hãng vận chuyển. Người chuyên chở ký biên bản giao hàng.
Đặt Booking note với hãng bay hoặc với bên freight forwarder.
Bước 6: Đóng hàng và vận chuyển hàng ra kho
Sau khi lấy Booking note, doanh nghiệp sẽ đóng gói hàng hóa và vận chuyển về kho bãi theo chỉ định như trên Booking note của hãng hàng không hoặc bên freight forwarder.
Bước 7: Làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu đường hàng không
Chuẩn bị bộ chúng tử để làm thủ tục xuất khẩu thường gồm:
Giấy phép xuất khẩu (nếu hàng thuộc diện phải xin phép)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Bản kẻ chi tiết hàng hóa, nhiều khi có thể dùng Phiếu đóng gói – Packing List
Bản lược khai hàng hóa (Manifest), do người giao nhận lập khi họ gom nhiều lộ hàng lẻ gửi chung cùng một vận đơn chủ (MAWB)
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) – có thể gửi sau khi hàng đã được xuất đi.
Giấy giới thiệu.
Bước 8: Các bước công việc khác của hàng xuất khẩu đường hàng không
Mua bảo hiểm, làm C/O và các chứng từ khác theo yêu cầu của khách hàng
Việc vận chuyển có thể bị kéo dài do chuyến bay bị hoãn, hủy vì thời tiết.
Việc xử lý các giấy tờ liên quan phức tạp hơn.
Bước 9: Gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài
Khi đã có bộ chứng tử. bạn gửi cho người bán bộ chứng từ gốc, theo số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Đồng thời cũng nên gửi cho họ file scan qua email để họ chuẩn bị trước những bước cần thiết cho quá trình nhập khẩu.
Như vậy là kết thúc quy trình làm hàng xuất khẩu, về mặt chuyển giao hàng hóa.
Để được hỗ trợ tư vấn, vui lòng liên hệ: 0932135515. Xin cảm ơn!