Sân bay Quốc tế Long Thành sẽ mang lại những lợi ích gì?
Giới thiệu về Sân bay Quốc tế Long Thành:
Sân bay Long Thành là một sân bay Quốc tế đang trong quá trình xây dựng tại Đồng Nai. Với công suất 100 triệu hành khách/năm. Đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.
Vì sao phải xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành?
Sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế duy nhất phục vụ Vùng đô thị TP. HCM. Dân số nơi đây dự kiến đạt 20–22 triệu người (2020), tỷ lệ dân thành thị dự kiến khoảng 77%. Sân bay này được xây dựng trong chiến tranh nhằm phục vụ hoạt động dân sự và quân sự. Vị trí sân bay nằm trong khu vực nội đô đông đúc, chật chội. Do đó khả năng mở rộng và đảm bảo an toàn bay rất hạn chế và khó khăn. Chưa kể tiếng ồn máy bay sẽ khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm. Cùng với thị trường hàng không quốc nội đầy tiềm năng. Cần phải có một sân bay nhằm cạnh tranh kinh tế trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Vì thế, ý tưởng về 1 sân bay mới được ra đời.
Tiến trình phê duyệt dự án
Kinh phí:
Qũy đầu tư phát triển của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, cổ phần và đầu tư nước ngoài. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2014 triển khai báo cáo đầu tư và thu xếp vốn. Chi phí xây dựng sân bay theo dự kiến cho đến năm 2050 với 3 giai đoạn là 19 tỷ USD.
Quá trình xây dựng:
Ngày 5/1/2021, dự án khởi công, bao gồm xây hàng rào, san lấp đất và hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, việc xây dựng gây ra ô nhiễm bụi nghiêm trọng lan tỏa xa đến các khu dân cư. Sau đó, nhà thầu đã đào 10 hồ chứa nước để giảm bụi. Ngày 29/9/2022, đài kiểm soát không lưu khởi công, được thiết kế hình búp sen. Dự án do VATM làm chủ đầu tư, với nguồn vốn từ VATM và vốn vay thương mại. Năm 2023, nhà ga T1 và đường cất hạ cánh số 1 được khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành trước ngày 30/4/2025.
Những lợi ích mà Sân bay Quốc tế Long Thành mang lại:
Long Thành sẽ trở thành sân bay trung chuyển khu vực Đông Nam Á và châu Á. Nếu dự án hoàn thành có thể đóng góp cho tăng trưởng GDP từ 3-5%. Sân bay đạt cấp 4F mức cao nhất theo tiêu chuẩn của ICAO. Cảng hàng không quốc tế Long Thành có 4 đường cất hạ cánh, 4 nhà ga hành khách.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành có vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi. Được đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ hàng không tiên tiến. Có khả năng tiếp thu các loại máy bay dân dụng lớn nhất. Có hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các đường bay trong nước và quốc tế.
Thúc đẩy kết nối nền kinh tế nước ta với thị trường ASEAN, khu vực châu Á và toàn cầu. Đồng thời, khắc phục tình trạng quá tải tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đáp ứng nhu cầu đi tăng trưởng của thị trường hàng không. Dự án sẽ cần 14.000 lao động để vận hành nên sẽ giải quyết vấn đề thiếu việc làm.
Ngoài ra, còn kéo theo sự phát triển của các khu công nghiệp, khu dịch vụ, hậu cần…Kết nối với các khu vực như KCN Nhơn Trạch, Xuân Quế, Sông Nhạn, Long Đức…, Khu cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng, các khu dân cư…Làm tăng giá các dự án bất động sản xung quanh. Kết nối với các tuyến cao tốc đang được đầu tư như TP HCM- Long Thành- Dây, TP HCM- Trung Lương, Bến Lức Long Thành.
xem thêm tại:
Ukraine Nỗ Lực Tìm Nguồn Tài Trợ Để Tái Sinh Vận Tải Cơ Siêu Lớn An-225 Mriya
Indochina Post là đại lý hàng không lớn ở Việt Nam